License là gì? Business license và những điều bạn cần biết

Để một công ty được phép hoạt động thì cần thông qua nhiều thủ tục và có nhiều loại giấy phép. Trong đó, business license là một trong những giấy tờ quan trọng mà mọi công ty cần có. Vậy license là gì? Business License là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

License là gì?

Tùy vào ngữ cảnh, license có thể được hiểu theo các nghĩa khác nhau, có thể kể đến như:

  • Giấy phép, giấy chứng nhận, bằng cấp hoặc chứng chỉ: license có thể được dùng để chỉ tài liệu có tính pháp lý, cho phép cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp thực hiện một hành động cụ thể mà không phải là hoạt động hợp pháp tự nhiên. Ví dụ: giấy phép lái xe, giấy phép kinh doanh…
  • Bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ hay bằng sáng chế: license được hiểu là quyền sử dụng hoặc thực hiện hay thực hiện sáng chế do người khác sở hữu.
  • Quyền sử dụng phần mềm: trong lĩnh vực công nghệ thông tin, license dùng để chỉ quyền sử dụng phần mềm. Nói cách khác, khi bạn mua phần mềm nào đó nghĩa là bạn đang mua quyền sử dụng phần mềm theo điều khoản cụ thể.

Nhìn chung, license là từ dùng để miêu tả những ý nghĩa liên quan đến sự cho phép, cấp quyền để thực hiện hành động nào đó theo điều kiện cụ thể.

Business license là gì?

Business license hay còn gọi là giấy phép kinh doanh, là một loại giấy tờ quan trọng mà một thành phố hoặc cơ quan nhà nước yêu cầu công ty phải có để thực hiện hoạt động kinh doanh. Business license cấp cho chủ sở hữu quyền điều hành doanh nghiệp tại thành phố, quốc gia cấp giấy phép đó. Nên có thể nói đây là loại giấy tờ cho thấy công ty đã được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước chấp thuận để hoạt động, đồng thời đảm bảo công ty sẽ tuân thủ quy định và luật của thành phố, nhà nước đã đề ra.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phạt tiền hoặc đóng cửa một công ty nếu họ hoạt động mà không có giấy phép kinh doanh.

Nội dung của business license gồm những gì?

Business license được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì nội dung không thể thiếu các thông tin cơ bản như:

  • Tên doanh nghiệp và mã số thuế: Đây là một trong những thông tin cơ bản nhất của công ty. Tên doanh nghiệp được viết đầy đủ, rõ ràng, gồm loại hình doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số thuế riêng biệt và nó cũng được thể hiện ở đầu trang.
  • Địa chỉ của trụ sở chính: Địa chỉ đầy đủ số nhà, tên đường, phường, quận và thành phố, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Ngoài ra còn có số fax (nếu có) và số điện thoại liên lạc.
  • Thông tin người đại diện pháp luật: Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân được ủy quyền để đại diện cho doanh nghiệp trong các giao dịch và hoạt động pháp lý. Thông tin này bao gồm họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, số CCCD/ hộ chiếu, quốc tịch.

Một số loại business license phổ biến ở Việt Nam

1.   Business registration certificates – Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Loại giấy phép này là yêu cầu bắt buộc cho mọi doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động, giúp đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và tuân thủ quy định về thuế và pháp luật. Chứng nhận này thường chứa các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, và tên người đại diện theo pháp luật.

2.   Certificate of investment registration – Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Đây là hồ sơ chính thức, có thể là văn bản hoặc điện tử, chứa thông tin chi tiết về nhà đầu tư và các dự án đầu tư. Hồ sơ này phác thảo các đề xuất sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại các khu vực cụ thể trong một khung thời gian nhất định. Nhà đầu tư được cấp phép hoạt động dựa trên thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm mục tiêu dự án, quy mô, địa điểm, tiến độ, và thời hạn thực hiện dự án.

3.  Certificate of Branch office – Giấy phép thành lập văn phòng đại diện

Đây là một loại giấy phép pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cho phép một doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài thành lập và hoạt động một văn phòng đại diện tại một địa điểm cụ thể ở khu vực. Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân và không được thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tiếp, mà chỉ có chức năng đại diện cho doanh nghiệp mẹ, nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp mẹ. Giấy phép này cũng chứa các thông tin cơ bản của doanh nghiệp mẹ, văn phòng đại diện và người đứng đầu văn phòng đại diện.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *