QMR là gì? Vai trò của QMR là gì?

Việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. QMR là người có trách nhiệm giúp doanh nghiệp làm tốt vấn đề này. Vậy QMR là gì? Vai trò và công việc của họ gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

QMR là gì?

Quality Management Representative (QMR), hay Người đại diện quản lý chất lượng, là một chức danh trong tổ chức hoặc doanh nghiệp, chịu trách nhiệm giám sát và đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng (QMS) hoạt động hiệu quả, đầy đủ và phù hợp với mục tiêu. Khái niệm QMR ra đời cùng với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9001, tiêu chuẩn này đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về vận hành quy trình, kiểm soát chất lượng, và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tầm quan trọng của QMR

Sau đây là một số lý do phổ biến khiến QMR trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp:

1.   Đảm bảo tuân thủ quy định

QMR có nhiệm vụ theo dõi và cập nhật các thay đổi liên quan đến yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn chất lượng và quy định ngành để đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ. QMR đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng (QMS) đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý và quy định của ngành. Chẳng hạn, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế cần thực hiện đánh giá chất lượng theo các tiêu chuẩn như FDA 21 CFR Phần 820 hoặc ISO 13485 để đảm bảo tuân thủ quy định ngành.

2.   Quy trình nội bộ được cải tiến

QMR tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả hoạt động bằng cách rà soát và cải tiến các quy trình nội bộ. QMR thực hiện các đánh giá nội bộ nhằm kiểm tra sự hiệu quả và khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng của các quy trình hiện tại. Bên cạnh đó, QMR phân tích các chỉ số hiệu suất cùng kết quả đánh giá để xác định và khắc phục các điểm yếu trong quy trình cần được cải thiện.

3.   Hiệu quả trong quản lý rủi ro

QMR giúp doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến chất lượng, từ đó làm giảm khả năng xảy ra lỗi hoặc vấn đề về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này bao gồm việc xử lý các rủi ro liên quan đến, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng.

4.   Chất lượng được duy trì

QMR giúp duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bằng cách phân tích dữ liệu, thực hiện các đánh giá định kỳ và áp dụng các biện pháp cải tiến phù hợp.

Công việc của QMR gồm những gì?

Tuỳ vào lĩnh vực và văn hoá của công ty mà các QMR có công việc hàng ngày khác nhau. Sau đây là một số công việc phổ biến mà hầu như mọi QMR đều cần thực hiện:

  • Giám sát và đánh giá hệ thống chất lượng (QMS): Đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu pháp lý được hệ thống quản lý chất lượng tuân thủ chặt chẽ. Để làm được điều này, QMR tiến hành đánh giá nội bộ, đảm bảo quy trình chất lượng được thực hiện đúng cách.
  • Đào tạo nhân viên: Cung cấp đào tạo cho nhân viên về các yêu cầu về chất lượng và các quy trình cần được tuân theo, đồng thời hỗ trợ họ trong quá trình thực hiện và kiểm soát chất lượng.
  • Báo cáo hiệu suất và đề xuất cải tiến: QMR cần báo cáo hiệu suất chất lượng và các vấn đề phát sinh, từ đó đưa ra giải pháp hoặc cải tiến để khắc phục vấn đề cũng như nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
  • Phối hợp với đội nhóm khác: QMR kết hợp cùng với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo hoạt động chất lượng được thực hiện và phối hợp một cách hiệu quả nhất.

Các yếu tố cần có ở một QMR là gì?

Cũng như các vị trí công việc khác, QMR cũng đòi hỏi cần có những yếu tố và kỹ năng nhất định để có thể hoàn thành công việc hiệu quả, có thể kể đến như:

  • Kiến thức về Hệ thống Quản lý Chất lượng: Hiểu biết sâu rộng về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng như ISO 9001, ISO 14001, hoặc các tiêu chuẩn tương tự. Bạn cũng nên nắm rõ các quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến chất lượng.
  • Khả năng sử dụng công cụ và phần mềm: Vị trí này yêu cầu bạn làm việc trên nhiều công cụ và phần mềm liên quan đến quản lý chất lượng, chẳng hạn như phần mềm phân tích dữ liệu, phần mềm quản lý tài liệu, các công cụ hỗ trợ cải tiến chất lượng… Vì thế, việc sở hữu khả năng sử dụng phần mềm một cách thành thạo sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng giao tiếp xuất sắc: Biết cách giao tiếp hiệu quả cả về văn bản lẫn lời nói sẽ giúp bạn kết nối chặt chẽ với đội nhóm, thông tin được truyền đạt rõ ràng, từ đó công việc được hoàn thành nhanh chóng và giảm thiểu sai sót.
  • Kỹ năng tư duy chiến lược: Có tầm nhìn xa và khả năng đánh giá vấn đề chất lượng từ góc độ chiến lược sẽ giúp định hình mục tiêu và kế hoạch dài hạn cho hệ thống chất lượng của công ty.
  • Khả năng thích ứng và làm việc dưới áp lực cao: Với vị trí QMR, bạn sẽ thường đối mặt với các tình huống bất ngờ hoặc khẩn cấp. Khả năng thích ứng nhanh chóng và có thể làm việc hiệu quả dưới áp lực sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và đưa ra những quyết định sáng suốt.

Posted

in

by

Tags:

Comments

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *